Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề xuất nới 1% trần tín dụng ngay trong tháng 12 và trước Tết Quý Mão để thêm vốn cho nền kinh tế.
Tăng nguồn vốn hỗ trợ nền kinh tế
Cụ thể, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới “room” tín dụng thêm 1% (nâng trần tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%). Việc này giúp có thêm nguồn vốn khoảng hơn 100.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh. Về thời gian, HoREA đề xuất nới “room” ngay trong giai đoạn cao điểm tháng 12 đến trước Tết Quý Mão 2023.
Bạn đang xem: » Kiến nghị rới “room” tín dụng thêm 1%
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, rất cần thiết bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng để kịp thời hỗ trợ các thị trường chủ lực có ý nghĩa là đầu kéo cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.
Giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp phát triển bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão đóng vai trò then chốt. Năm nay Tết Tây và Tết nguyên đán liền kề nhau (Mùng 1 Tết nhằm ngày 22/01/2023) và hầu như mọi hoạt động đầu tư kinh doanh trên thị trường bất động sản chỉ còn tập trung trong tháng 12/2022 đến ngày 6/1/2023 (Rằm tháng Chạp) với tổng cộng 36 ngày.
Trong 11 tháng đầu năm 2022, chỉ số CPI chỉ tăng 3,02%, dự kiến cả năm 2022 CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm, cho thấy nền kinh tế có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Có thể bạn quan tâm: » Chính phủ tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản
Giải pháp xử lí kịp thời cho thị trường bất động sản
Chủ tịch HoREA cho hay, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do hụt dòng tiền hoặc âm dòng tiền. Nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, thị trường bất động sản có thể khủng hoảng. Hậu quả có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế, tác động bất lợi đến mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội.
Song song với việc nới trần tín dụng, các tiêu chí để các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, giải pháp nới thêm 1% trần tín dụng không phải để giải cứu thị trường, doanh nghiệp bất động sản. Việc này thể hiện Nhà nước thông qua cơ chế chính sách, tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.
Theo ông, doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối và giảm giá thực chất để tự vượt khó.
Có thể bạn quan tâm: » Chính phủ tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản
Bài viết này thuộc quyền sở hữu của WIKILAND.
https://wikiland.vn/wp-content/uploads/Ong-Le-Hoang-Chau-Chu-tich-HoR-6155-3910-1669950038.jpg
December 02, 2022 at 02:22PM
#WikiLand #Wiki_Land #Bat_dong_san_WikiLand #Dia_oc_WikiLand #Bat_dong_san_Wiki_Land #Dia_oc_Wiki_Land #Bat-dong-san-nghi-duong #Phu_Quoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét