Theo văn bản Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 đã được phê duyệt, quy hoạch cấp nước đảo Phú Quốc sẽ được triển khai như sau:
Nhu cầu dùng nước
Dân số đô thị và nông thôn các khu dân cư tại Phú Quốc dự kiến tới 2020 khoảng 340.000 – 380.000 người, trong đó khách du lịch quy đổi là 65.000 lượt người, và tới năm 2030 dân số là 500.000 – 550.000 người, khách du lịch dự kiến lên đến là 85.000 người .
Tiêu chuẩn dùng nước dân cư đô thị năm 2020: 120lit/ng-ngày, năm 2030: 150lit/ng-ngày.
TT | Hạng mục | Quy mô | Tiêu chuẩn | Nhu cầu (m³) | |||
2020 | 2030 | 2020 | 2030 | 2020 | 2030 | ||
1 | Nước sinh hoạt dân đô thị | 220.000 | 350.000 | 120 | 150 | 26.400 | 52.500 |
2 | Nước sinh hoạt dân nông thôn | 80.000 | 100.000 | 80 | 100 | 6.400 | 10.000 |
3 | Nước tưới cây | 10% Q | 10% Q | 2.640 | 5.250 | ||
4 | Nước CT công cộng | 10% Q | 10% Q | 2.640 | 5.250 | ||
5 | Nước cho khách du lịch | 60.000 | 85.000 | 300 | 300 | 1.000 | 25.500 |
6 | Nước công nghiệp | 173 | 243 | 25m³/ha | 4.325 | 6.075 | |
Cộng Qc | 60.405 | 104.575 | |||||
7 | Nước rò rỉ, dự phòng | 15%Qc | 15%Qc | 9.061 | 15.686 | ||
Tổng nhu cầu dùng nước | 69.466 | 120.261 | |||||
Làm tròn | 70.000 | 120.000 |
Bảng Nhu cầu dùng nước tính theo bảng
Bạn đang xem: » Quy hoạch cấp nước đảo Phú Quốc
Quy hoạch Nguồn nước
Nước ngầm: Hiện nay toàn đảo Phú Quốc chưa có tài liệu đánh giá trữ lượng và khả năng cho phép khai thác nước ngầm cụ thể. Theo các đánh giá sơ bộ, khả năng khai thác nước ngầm làm nguồn cấp nước chỉ có thể đạt tối đa 4000 – 5000 m3/ngày và không nên khai thác tập trung. Vì vậy, nguồn nước ngầm chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt của các khu vực dân cư nông thôn phân tán ở các khu ngoài đô thị. Nước ngầm khai thác bằng giếng khơi, giếng dạng Unicef với tầng nước mạch nông 5 – 10m hoặc 20 – 30m có quy mô khai thác 1 – 3 m3/h.
Nước mưa: là nguồn nước phong phú trong 4-5 tháng mùa mưa, thích hợp cho nhà ở nông thôn (có xây dựng bể chứa nước mưa trong từng công trình).
Nước mặt: Trên toàn đảo hiện có một số sông rạch lớn như rạch Cửa Cạn, sông Dương Đông, Rạch Tràm và một số các suối, rạch khác. Các sông rạch này không có khả năng lấy nước trực tiếp làm nguồn cấp nước do địa hình dốc, khi mùa khô (4 – 5 tháng không mưa) không có khả năng giữ nước. Vì vậy, khi sử dụng nước mặt làm nguồn cấp nước, Phú Quốc cần phải xây dựng hồ chứa, dung tích của hồ cần tính toán cho khoảng 150 ngày không có mưa trong năm.
Hiện nay, trên sông Dương Đông đã cho xây dựng hồ Dương Đông có W = 3,3 triệu m3. Hiện Tỉnh đã cho lập dự án để tăng dung tích lên W = 5,2 triệu m3 nếu nâng cao đập tràn. Nhà máy nước hiện hữu có công suất 10.000 m³/ngày, sẽ được nâng công suất lên 16.500 m³/ngày khi dung tích hồ được nâng lên 5,2 triệu m³.
Theo tính toán nhu cầu sử dụng nước cũng như thuận lợi và khó khăn của các lưu vực sông, sau khi phân tích lựa chọn, chỉ có Hồ Dương Đông là có điều kiện mở rộng nhất do đó kiến nghị nâng cao đập tràn để nâng được dung tích hữu ích của Hồ Dương Đông lên 8 – 10triệu m3, để có thể xây dựng nhà máy nước công suất 20.000 m3/ngày vào năm 2030.
Ngoài ra các hồ sau đây cần xây dựng kết hợp xây dựng nhà máy nước:
- Hồ chứa nước Suối Lớn có dung tích W = 4 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước có Q = 15.000 m3/ngày.
- Hồ chứa nước Rạch Cá có dung tích W = 2 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước có Q = 8000 m3/ngày.
- Hồ chứa nước Cửa Cạn: xây dựng hồ chứa có dung tích W = 15triệu m3, xây dựng nhà máy nước có Q = 50.000 m3/ngày. Đây là hồ nước lớn nhất trên đảo, và là hồ cung cấp nước chính .
- Hồ chứa nước Rạch Tràm có dung tích W = 3 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước có Q =10.000 m3/ngày
TT | Hạng Mục | Dung Tích Hồ
(Triệu m³) |
NMN -2020
(m³/ngày) |
NMN -2030
(m³/ngày) |
1 | Hồ Dương Đông | 10 | 16,500 | 20,000 |
2 | Hồ Cửa Cạn | 15 | 20,000 | 50,000 |
3 | Hồ Rạch Cá | 2 | 8,000 | 8,000 |
4 | Hồ Rạch Tràm | 3 | 10,000 | 10,000 |
5 | Hồ Suối Lớn | 4 | 15,000 | 15,000 |
Tổng cộng | 34 | 69,500 | 103,000 |
Bảng Tổng hợp dung tích các hồ và công suất các NMN có thể khai thác được
Như vậy, so với nhu cầu dùng nước tính tới năm 2020, nếu xây dựng được các hồ và các nhà máy nước như trên thì các NMN có tổng công suất suất gần đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh họat và du lịch .
Tới năm 2030, so với nhu cầu, còn thiếu 20.000 m3/ngày, thiếu 15%.
Để phục vụ nhu cầu cấp nước bền vững và lâu dài, Tỉnh cần có các giải pháp khác như: xây bể tích trữ nước mưa trong từng công trình và nghiên cứu phương án tái sử dụng nước, làm sạch nước thải tới mức có thể sử dụng được cho việc dùng cho toilet, rửa sàn, tưới cây, sân golf….Nước sạch chỉ dùng cho mục đích ăn uống, tắm., Như vậy ngay từ đầu, tại Phú Quốc cần thiết kế ngay 2 hệ thống cấp nước, 1 hệ thống cho ăn uống, tắm, hồ bơi..một hệ thống cho các mục đích khác lấy từ các khu xử lý nước thải.
Quy hoạch Công trình đầu mối
Để cấp nước an toàn về lưu lượng và ổn định trong mùa khô. Toàn đảo xây dựng 5 nhà máy nước tại 5 hồ chứa:
- Hồ chứa nước Dương Đông có W1 = 10 triệu m3. Tại đây xây dựng nhà máy nước số 1 có Q2020= 16.500 m3/ngày, Q2030=20.000 m3/ngày
- Hồ chứa nước Suối Lớn có dung tích W = 4 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 2 có Q = 15.000 m3/ngày.
- Hồ chứa nước Rạch Cá có dung tích W = 2 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 3 có Q = 8000 m3/ngày.
- Hồ chứa nước Cửa Cạn có W = 15 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 4 có Q1 = 20.000 m3/ngày. Q2= 50.000 m3/ngày đây là nhà máy nước chính của toàn đảo.
- Hồ chứa nước Rạch Tràm có dung tích W = 3 triệu m3, sẽ xây dựng nhà máy nước số 5 có Q = 10.000 m3/ngày.
Từ các nhà máy nước chính, Phú Quốc sẽ xây dựng các tuyến ống chính có đường kính Ø500 – Ø200 nối với các nhà máy nước và dẫn nước cấp cho các khu vực xây dựng đô thị và du lịch toàn đảo.
Khối lượng xây dựng tuyến ống chính
Ống Ø500 L= 5.613m , Ø400 L= 22.845m , Ø300 L= 101.829m , Ø200 L= 76.870m.
Bài viết này thuộc quyền sở hữu của WikiLand.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét